THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở cột sống cổ hoặc thắt lưng, đây là bệnh xương khớp phổ biến, có khả năng gây ra nhiều biến chứng nếu không có cách chữa kịp thời. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng giúp người bệnh chủ động điều trị, đồng thời phòng tránh được rủi ro khôn lường.

Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Không Cần Phẫu Thuật.
MC Quyền Linh Rơi Nước mắt chia sẻ Bài Thuốc Quý

Theo cấu tạo giải phẫu cơ thể người thì cột sống có 23 đĩa đệm, bao gồm: 11 đĩa đệm lưng, 5 đĩa đệm cổ, 4 đĩa đệm thắt lưng và 3 chuyển đoạn. Đây là bộ phận nằm giữa đốt sống với cấu tạo gồm nhân nhầy, mâm sụn và vòng sợi. Trong đó, bao xơ là lớp vỏ cứng bên ngoài có vai trò bảo vệ cột sống. Nhân nhầy có vị trí bên trong bao xơ và tồn tại dưới dạng lỏng giúp đĩa đệm co giãn.

Đĩa đệm thường có hình dạng thấu kính lồi 2 mặt, đóng vai trò co giãn giúp đốt xương không bị va chạm khi di chuyển. Bên cạnh đó, đĩa đệm còn giúp cột sống không gặp phải những chấn động mạnh nguy hiểm.

Thoát vị đĩa đệm được giải thích là do trong quá trình vận động, cột sống không tránh khỏi tổn thương bởi ngoại lực, làm đĩa đệm bị chèn ép quá mức làm bao xơ nứt rách và nhân nhầy chảy ra ngoài. 

Còn theo tiếng anh, thoát vị đĩa đệm có tên gọi là Herniated Disc. Đây là thuật ngữ bao gồm những khái niệm liên quan như: Disc (đĩa đệm), Annulus fibrosus (bao xơ), Ponytail Syndrome (hội chứng đuôi ngựa), Nerve pain (đau thần kinh), Nucleus pulposus (nhân nhầy)…

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không ?

Có thể khẳng định rằng, đây là căn bệnh nguy hiểm bởi những hệ lụy mà nó mang lại cho người bệnh nếu không được điều trị dứt điểm. Không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt, thoát vị đĩa đệm còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Rối loạn vận động: Cột sống là nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng, liên quan trực tiếp tới khả năng vận động của con người. Khi bị thoát vị đĩa đệm dẫn đến cột sống bị tổn thương không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà còn khiến vận động hạn chế.
  • Mất cảm giác và phản xạ gân cơ: Khi cơn đau ngày càng trở nên nhức nhối, xuất hiện với tần suất dày đặc thì sẽ gây ra hiện tượng co cứng cơ, mất cảm giác. Phản xạ của cơ thể cũng bị hạn chế khi người bệnh gặp biến chứng này.
  • Rối loạn tiểu tiện: Là biến chứng thường gặp khi thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng. Không chỉ gây mất cảm giác chi, bệnh còn khiến người bệnh mất khả năng phản xạ khi đại, tiểu tiện.
  • Teo cơ: Thoát vị đĩa đệm không chỉ làm ảnh hưởng đến cột sống mà còn chèn ép, khiến máu không được lưu thông đến các bộ phận trên cơ thể. Trong đó, các cơ bắp sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và teo dần. Về lâu dài, biến chứng này gây cản trở đến khả năng lao động, sinh hoạt của người bệnh.
  • Bại liệt vĩnh viễn: Là biến chứng nghiêm trọng nhất của thoát vị đĩa đệm. Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động và chỉ có thể nằm bất động một chỗ.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Là tình trạng đĩa đệm nằm giữa đốt sống cổ bị thoát vị, thường xảy ra tại các vị trí đốt sống C5, C6, C7. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ được cho là do sự cộng hưởng của các yếu tố như thoái hóa sinh học, thói quen làm việc, sinh hoạt sai cách, chấn thương và chế độ ăn uống thiếu khoa học…











Bệnh gây ra tình trạng đau cổ vai gáy, có thể lan xuống cánh tay. Người bị thoát vị đĩa đệm cổ thường bị hạn chế vận động, cúi ngửa khó khăn, cảm thấy tê yếu cơ. Tình trạng này thực chất không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng như chèn ép tủy, chèn ép rễ thần kinh cánh tay, rối loạn tiền đình, thậm chí là liệt hoàn toàn…

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Phổ biến nhất là vị trí các đốt L4, L5, S1. Đây là hiện tượng đĩa đệm cột sống thắt lưng bị đè nén quá mức, khiến lớp bao xơ bên ngoài rạn rách, nhân nhầy thoát ra bên ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Hướng của thoát vị đĩa đệm có thể ra sau, lệch sang 2 bên, ra trước hoặc chèn vào thân đốt sống











Cũng giống như thoát vị đĩa đệm cổ, thủ phạm gây ra thoát vị ở vùng cột sống thắt lưng xuất phát từ những nguyên nhân nội ngoại sinh khác nhau. Đối tượng chủ yếu của chứng bệnh này là những người lao động nặng, nhân viên văn phòng, công nhân, người cao tuổi…











Thoát vị đĩa đệm lưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất lao động của người bệnh. Bệnh không chỉ gây ra những cơn đau buốt, tê bì tại vị trí thoát vị mà còn hạn chế vận động, rối loạn đại tiểu tiện, đau dây thần kinh tọa… Trong trường hợp không được điều trị đúng cách, tình trạng thoát vị có thể tiến triển xấu hơn, đồng thời gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như mất phản xạ gân cơ, mất khả năng vận động, teo cơ, tàn phế vĩnh viễn…

Dấu hiệu và triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Thông thường, triệu chứng thoát vị đĩa đệm khá giống với những bệnh xương khớp khác nên người bệnh chủ quan không điều trị sớm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có những dấu hiệu điển hình như:

  • Đau nhức lưng: Cơn đau lưng xuất hiện đầu tiên tại vị trí thoát vị đĩa đệm, phổ biến nhất là cột sống cổ và lưng. Cơn đau có tính chất cơ học, tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Ban đầu, đau khởi phát từ từ, sau đó tăng dần cả về mức độ và tần suất.
  • Hội chứng rễ thần kinh: Dây thần kinh cổ, vai, cánh tay, lưng, hông, bàn chân bị tổn thương do thoát vị đĩa đệm gây ra những hậu quả như: mất phản xạ, rối loạn cảm giác, teo cơ…
  • Hạn chế vận động: Với bệnh nhân, những động tác như đi lại, cúi người, nghiêng người sẽ gặp cản trở và khó khăn. Điều này gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt người bệnh.
  • Tê bì: Do đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu khiến máu không thể đi đến các cơ quan như chi, cơ bắp… làm xảy ra tình trạng tê bì. Dấu hiệu này cũng được coi là đặc trưng của triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Tổn thương rễ thần kinh: Khi người bệnh thực hiện ấn vào điểm đau, thấy cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to là báo hiệu tổn thương rễ thần kinh cần được điều trị.
  • Sốt: Cũng là triệu chứng gặp nhiều ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có những cơn sốt cao không rõ nguyên nhân và thường xuyên lặp lại vào thời điểm cố định trong ngày.

Khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp để bác sĩ tiến hành chẩn đoán, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh quyết định đến 70% khả năng điều trị thành công, không tái phát. Theo thống kê, các yếu tố phổ biến khiến đĩa đệm bị thoát vị gồm có:

  • Do tuổi cao: Là nguyên nhân chiếm đa số những người mắc thoát vị đĩa đệm. Khi con người ở độ tuổi lão hóa, sức đề kháng cơ thể suy giảm, xương khớp, vòng sợi, mâm sụn cũng yếu đi và mất khả năng tái tạo. Khi đó, cơ thể gặp những chấn thương sẽ rất khó để lành lại. Đĩa đệm là cơ quan nối các đốt sống cũng dễ gặp tổn thương khó lành.
  • Do chấn thương: Những tai nạn trong quá trình lao động, chơi thể thao, khi tham gia giao thông, vận động…. làm tình trạng thoát vị đĩa đệm khởi phát. Hơn nữa, những tổn thương, sang chấn lặp lại nhiều lần cũng làm gia tăng tổn thương cho xương khớp mà người bệnh cần đề phòng.
  • Do có nhiều thói quen xấu: Gù lưng, tư thế ngồi không chính xác, ngồi quá lâu, nằm gối quá cao, vác vật nặng không đúng tư thế… đều là những thói quen xấu làm tổn thương đĩa đệm cần tránh.
  • Đặc thù nghề nghiệp: Những người lao động nặng, lái xe, dân văn phòng… là đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm nhất. Nguyên nhân là bởi tư thế làm việc, tần suất vận động gây nên tổn thương cho đĩa đệm.
  • Mang thai: Là yếu tố thường gặp gây ra thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ. Thai nhi phát triển càng lớn, khả năng chèn ép và tạo áp lực cho đĩa đệm càng cao, khiến đĩa đệm bị thoái hóa và thoát vị.
  • Sử dụng chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá… là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm không thể coi thường. Những chất kích thích này khi đi vào cơ thể người sẽ cản trở sụn khớp hấp thu chất dinh dưỡng, suy giảm dịch khớp và khiến đĩa đệm thoát vị.

ĐAI TREO KÉO GIÃN AN CỐT NAM  
XUA TAN NỖI LO BỆNH XƯƠNG KHỚP 

Sản phẩm đầu tiên được sản xuất với mục đích nhằm bảo vệ cột sống, cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh lí liên quan đến cột sống phù hợp với người Việt.

TƯ VẤN ĐAI TREO KÉO GIÃN CỘT SỐNG
AN CỐT NAM

NHẬN TƯ VẤN

1 NGÀY TÌM HIỂU " KHÔNG BẰNG " 1 PHÚT
NGHE TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

NHẬN TƯ VẤN

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

 Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ 

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ